当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Udinese, 23h00 ngày 30/3: 'Trầy da tróc vẩy' 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó phân thắng bại
Hãng tin Yonhap dẫn lời các nhà phân tích cho biết, tên lửa Hyunmoo-5 mà Hàn Quốc trình làng hôm 1/10 có khả năng mang đầu đạn thông thường nặng 8 tấn, có thể xuyên sâu vào lòng đất và phá hủy boong-ke ngầm ở Triều Tiên. Tên lửa này là trọng tâm của cuộc diễu hành Ngày Lực lượng Vũ trang tại căn cứ không quân ở Seongnam, phía nam thủ đô Seoul. Khoảng 5.300 quân nhân, 340 loại thiết bị quân sự đã tham gia cuộc diễu hành.
Tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-5, được mệnh danh là quái vật vì kích thước của nó. Trước đây, Hàn Quốc giữ bí mật về vũ khí này vì tầm quan trọng chiến lược của nó. Hyunmoo-5 được phân loại là tên lửa tầm ngắn, nhưng nếu gắn đầu đạn nặng 1 tấn - loại thường thấy ở tên lửa đạn đạo - thì tầm bắn có thể vượt quá 5.000km, ông Yu Yong-weon - một nhà lập pháp trong ủy ban quốc phòng của quốc hội Hàn Quốc tiết lộ.
Nguồn: Ariang News
Hàn Quốc đã phát triển một loạt tên lửa Hyunmoo, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Nước này đã ra mắt Hyunmoo-4 trong lễ kỷ niệm Ngày Lực lượng vũ trang năm ngoái. Tuy nhiên, tên lửa đó chỉ có thể mang theo tải trọng khoảng hai tấn.
Trong buổi lễ năm nay, quân đội Hàn Quốc đã ra mắt tên lửa đạn đạo Hyunmoo siêu mạnh, có độ chính xác cao, có thể nhắm tới bất kỳ nơi nào ở Triều Tiên, đặt trên hai xe phóng di động 9 trục.
Văn phòng của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, tên lửa Hyunmoo-5 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ "ba trục" của nước này nhằm vô hiệu hóa các hành động khiêu khích hạt nhân của Triều Tiên.
Cận cảnh 'tên lửa quái vật' của Hàn Quốc có thể xóa sổ boongke ngầm
Theo tìm hiểu, lễ vu quy diễn ra tại TP Huế vào ngày 23/7 vừa qua. Đoạn clip được chia sẻ lên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc mẹ cô dâu phát biểu, trao của hồi môn cho con gái đi lấy chồng.
“Ở đây có 25 cuốn sổ. Cái này là công sức của con gái đã làm và dành dụm được tiền, giao cho mẹ. Mẹ đã đem về Việt Nam và mua được từng đây. Bây giờ mẹ trao lại, mẹ tặng cho hai đứa. Mẹ chúc hai đứa hạnh phúc”, người mẹ cô dâu mở đầu buổi lễ.
Người mẹ tiến tới trao 25 cuốn sổ đỏ được đựng trong một chiếc hộp. Cô dâu cười rạng rỡ, ôm hôn và cảm ơn cha mẹ.
Người mẹ cô dâu tiếp tục gây bất ngờ cho các khách tham dự tiệc khi giới thiệu: “Có một món quà nữa của bà nội cho 2 con. Đây là sổ hồng của căn nhà ni (căn nhà đang làm lễ vu quy - PV)”.
Tiếp đó, bà nội của cô dâu trong bộ áo dài truyền thống, mái tóc bạc phơ bước lên sân khấu trao sổ hồng đã sang tên cho cháu gái kèm lời chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc.
Đoạn clip được chia sẻ lên mạng xã hội đã dành được nhiều sự quan tâm, trầm trồ của mọi người.
Bên cạnh hàng ngàn lượt thích và những lời chúc phúc cho đôi bạn trẻ, nhiều người cũng bình luận hóm hỉnh, “chúc mừng chú rể khởi nghiệp thành công”, hay “mẹ còn con gái nào nữa không gả cho con đi mẹ…”.
Ngoài ra, một số đoạn clip được chia sẻ sau đó cũng hé lộ một phần khung cảnh buổi tiệc của đôi vợ chồng trẻ. Cụ thể, lễ vu quy của Linnie Phan và Jimmy Phan diễn ra theo phong cách cung đình Huế cổ xưa, bao gồm rước kiệu, múa lân, có mâm quả long phụng. Không gian tổ chức tiệc có chủ đề khu vườn cổ tích, được trang trí với rất nhiều hoa tươi.
Cô dâu Linnie hạnh phúc gửi lời nhắn nhủ tới chú rể tại buổi lễ: “Anh luôn làm những thứ nhỏ nhặt cho em. Cái gì em cần mà chưa kịp nói, anh đã làm xong cho em rồi.
Mỗi lần em muốn cái gì, anh đều bảo: Miễn vợ anh vui là được. Em không hứa cuộc sống về sau sẽ mãi suôn sẻ, nhưng em hứa sẽ cùng nhau chia sẻ, luôn tôn trọng, yêu thương anh cho hết cuộc đời còn lại…”.
Trên trang Instagram cá nhân có hơn 300.000 lượt theo dõi, Linnie Phan từng chia sẻ, cô theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 10 tuổi.
Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng sự nghiệp riêng, Linnie đã hoàn thành ước mơ xây nhà cho bố mẹ tại Mỹ và cùng người yêu trở về quê hương để làm lễ kết hôn.
Sửng sốt với clip cặp đôi ở Huế được tặng 26 sổ đỏ trong lễ vu quy
Chân dung người mẹ hiền đã 3 lần chạy trốn khỏi trạm xá để giữ lại con gái.
NSND Thái Bảo kể, trong mắt của mẹ chị, chị là một đứa con gái “trời cho”. Gọi là “trời cho” vì chị sinh ra nằm ngoài kế hoạch của bố mẹ. Và trong suốt thời gian mang thai, bà đã 3 lần tới trạm xá để phá thai nhưng rồi tình mẫu tử trỗi dậy, bà không đủ can đảm để làm điều đó nên quyết định giữ lại Thái Bảo.
Thái Bảo chia sẻ: “Tôi vẫn luôn cảm ơn mẹ đã “vỡ kế hoạch”. Tôi chỉ được nghe mẹ kể duy nhất một lần khi mẹ còn sống. Mỗi khi nhớ mẹ câu chuyện ấy lại ùa về khiến lòng tôi nặng trĩu, nước mắt giàn giụa, nghẹn đắng, nỗi nhớ dâng trào.
Nếu đầy đủ nhà tôi có 8 anh chị em nhưng mất 2 người còn 6. Sáu anh chị em tôi đều tên là Bảo và lần lượt một trai, một gái cách đều nhau 3 tuổi.
Đến anh thứ 5 là Kỳ Thiết Bảo thì ba mẹ phải “dừng” lại vì cơm không đủ ăn, áo không có mặc. Và nghiễm nhiên anh ấy là con út.
Thế rồi 6 năm sau bỗng vỡ kế hoạch, mẹ lại mang thai. Công đoàn họp yêu cầu mẹ phải bỏ thai. Mẹ đã khóc hàng đêm không ngủ, phân vân giữa để hoặc bỏ. Nếu để gia đình tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, còn nếu bỏ thì mẹ cho là điều không thể.
6 anh chị em nhà nghệ sĩ Thái Bảo.
Mẹ chần chừ lần khất, lấy mọi lý do trì hoãn để không đến bệnh viện. Nhưng cơ quan, công đoàn, chi bộ và ngay cả ba tôi cũng phải làm công tác tư tưởng, vận động mẹ không giữ thai.
Rồi một hôm chú Liên công đoàn đến tận nhà vừa mếu máo vừa nói: “Chị ơi chị bỏ qua cho em. Chú lạy cháu hãy tha thứ cho chú. Chú không muốn mẹ cháu phải làm điều ác nhưng cháu ơi, vườn rau lang của cơ quan mới nhú mầm cũng bị mấy chị em nhà cháu vặt sạch rồi. Nhà đông con, có được bữa cơm nào ba mẹ lại nhường hết cho 5 anh em mà vẫn không đủ. Chú chắp tay lạy cháu cháu ơi!”.
Thấy vậy mẹ tôi đành đến bệnh viện để “làm chuyện ấy” trong nỗi đau dày vò và giằng xé. Lần thứ nhất đến cửa bệnh viện mẹ đã không đủ can đảm để bước vào phòng khám rồi quay về. Chú Liên công đoàn hớt hải chạy sang hỏi thăm. Mẹ tôi buồn bã lắc đầu chẳng muốn nói gì.
Lần thứ 2 do sự tác động của cơ quan đoàn thể, ba tôi đã dành trọn một đêm phân tích, động viên và thuyết phục mẹ. Hôm sau một mình mẹ đi đến bệnh viện. Vào ngồi chờ cùng nhiều người để chuẩn bị “làm chuyện ấy”.
Mỗi người một hoàn cảnh nhưng chủ yếu vẫn là do nghèo khó, không thể nuôi con được. Tâm lý bất an, lòng dạ bồn chồn, mẹ ngồi một góc nghĩ mình đang chuẩn bị phải làm một việc quá lớn đầy tội lỗi.
Đột nhiên mẹ đứng phắt dậy, bất chấp mọi lời khuyên. Mẹ lại ôm khăn áo đi về. Bác Tốn - Bí thư chi bộ sang hỏi thăm, mẹ chỉ ôm mặt khóc không một lời giãi bày.
Lần thứ 3 sau nhiều đêm mất ngủ. Nhìn vườn rau sau nhà cụt hết ngọn chỉ còn gốc trơ trọi, thương đàn con nheo nhóc muốn nuôi khôn lớn thành người. Hôm sau mẹ đành quyết tâm dậy thật sớm rồi gọi chị Khánh Bảo đi theo để ôm quần áo cho mẹ.
Lần này mẹ cố gồng mình, lấy hết can đảm đứng xếp hàng với số thứ tự là người thứ 3. Người thứ 1 vào khoảng 30 phút. Đến người thứ 2 tiếp tục vào. Khi mẹ nhìn trộm qua khe cửa, chứng kiến cảnh cô y tá đang làm mẹ hoang mang, lo sợ, chân tay run bần bật…
Tình mẫu tử trỗi dậy như bóp nghẹt trái tim của mẹ. Hai hàm răng bập vào nhau, mẹ vội vàng nói lắp ba lắp bắp với người xếp hàng sau vào làm trước rồi chạy thẳng một mạch về nhà nằm đắp chăn khóc như chưa bao giờ được khóc.
NSND Thái Bảo và mẹ.
Và thế là chờ đến 9 tháng 10 ngày tôi đã ra đời. Như một món quà mà thượng đế dành cho gia đình tôi. Giữa sự sống và cái chết thật là mong manh. Chỉ vài phút nữa thôi, suýt nữa tôi đã không tồn tại trên thế giới này. Mẹ đã cho tôi sự sống, cho tôi được làm người, được có một cuộc đời tươi đẹp như ngày hôm nay”.
NSND Thái Bảo nghẹn ngào rằng, nước mắt con có chảy thành sông cũng không trả ơn, đền nghĩa đủ cho người mẹ hiền yêu dấu của mình.
“Nếu lúc đó mẹ không nhìn thấy người thứ 2 bỏ đi một sinh linh bé nhỏ bé thì bây giờ chắc gì đã có con trên cuộc đời này phải không mẹ? Tính đến bây giờ, vậy là 3 lần con thoát chết trong gang tấc. Con chắp tay xin cảm ơn và mãi mãi biết ơn mẹ! Ở thế giới bên kia mẹ hãy nghe con hát. “Mẹ ơi! con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con....”.
Theo Dân Trí
Ít ai biết cả gia đình NSND Thái Bảo đều chơi nhạc.
" alt="NSND Thái Bảo kể về người mẹ 3 lần chạy trốn khỏi trạm xá để giữ lại con gái"/>NSND Thái Bảo kể về người mẹ 3 lần chạy trốn khỏi trạm xá để giữ lại con gái
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải
Đây là hình thức xây dựng truyền thống, mang tính bền vững, giảm chi phí vận chuyển, giảm phát thải. Cách làm này còn tuân theo một nguyên tắc mà tôi tạm gọi là "bảo toàn thể tích nước mặt". Nước mặt do bị nền nhà cơi cao chiếm chỗ, đã được chứa bởi cái ao cùng thể tích. Việc xây dựng nhà cửa của ông bà tôi, vì vậy, không phá vỡ sự cân bằng tự nhiên.
Bây giờ hãy cùng tôi tưởng tượng toàn bộ cánh đồng ngập nước mênh mông đó được san lấp để xây một khu dân cư. Câu hỏi đặt ra là lượng nước hiện hữu ở các cánh đồng này sẽ chứa ở đâu? Áp dụng nguyên tắc bảo toàn thể tích nước mặt, sẽ cần một cái hồ lớn hay một hệ thống kênh mương có thể tích tương đương. Tương tự, khi các con đường được đắp cao để phục vụ đi lại, những con kênh - được đào để lấy đất đắp đường - sẽ làm nhiệm vụ chứa nước. Các con kênh song song với đường được dân gian đặt tên là "kênh lộ tẻ", như Kênh Lộ Tẻ Tri Tôn, Lộ Tẻ Rạch Giá, Lộ Rẻ Rạch Sỏi...
Kênh mương, sông rạch và hồ điều tiết gọi chung là hệ thống nước mặt, được nối với sông, biển để nước thoát nhanh hơn khi ngập lụt. Từ xa xưa, những việc đơn giản như thế là một phần nhỏ của "trị thủy".
"Nhất cận thị nhị cận giang", dọc kênh đào thường là các khu dân cư sầm uất. Nước trong kênh mương và hồ điều tiết được sử dụng phục vụ tưới tiêu, làm mát khu dân cư... Hệ thống thoát nước mặt còn là cách bảo vệ thiên nhiên, là môi trường để bảo tồn và đa dạng sinh học. Hệ thống thoát nước mặt làm tăng vẻ đẹp cảnh quan. Ví dụ Hồ Xuân Hương, Hồ Thác Bà hay Hồ Dầu Tiếng là những hồ nhân tạo đẹp và nổi tiếng.
Hiện nay, mưa dù to hay nhỏ đều có thể gây ngập đô thị. Tần suất ngập ngày càng dày hơn, và sâu hơn. Đây là hệ quả của "tư duy san phẳng". Sự hài hòa thiên nhiên bị xem nhẹ. Đồng ruộng được đắp cao để phân lô; đồi được san phẳng để lấy đất đá, và trồng rau (như ở Đà Lạt); kênh rạch tự nhiên bị lấp đi để tăng diện tích nền; các hồ tự nhiên bị thu hẹp; rừng bị hạ; cây cối thảm thực vật bị phá hủy thay bằng sàn bêtông.
Cách trị thủy truyền thống không được chú trọng. Người thiết kế chủ yếu dựa vào hệ thống cống ngầm kết hợp với tư duy "Sơn Tinh" để chống ngập. Theo cách tiếp cận này, code san nền được quy định cao hơn mực nước cao nhất (ví dụ là 0,5 m), với hy vọng nước mặt sẽ chảy đi các nơi khác thấp hơn. Đây là tư duy cục bộ, không quan tâm đến các khu vực lân cận. Trong tương lai các khu thấp sẽ lại được đắp cao hơn để chống ngập. Có những con đường được cải tạo với vai đường cao đến trần nhà dân hai bên. Nước lại chảy sang chỗ thấp hơn. Một vòng luẩn quẩn, ngập càng nặng hơn.
Hiệu quả thoát nước của hệ thống cống ngầm trong điều kiện Việt Nam được nhìn nhận rộng rãi là khá hạn chế. Với tỷ lệ bêtông hóa cao, tốc độ tập trung nước tại các con đường nội thành trở nên quá nhanh so với khả năng tiêu nước của hệ thống cống. Tốc độ thoát nước chậm do nhiều nguyên nhân như đường kính cống khá nhỏ so với lưu lượng nước, cống nghẹt, máng thu nước tại hố ga bị rác phủ, độ dốc thủy lực hiệu dụng của cống nhỏ, do địa hình bằng phẳng và chiều dài cống lớn.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước của cống có thể kể đến: mực nước sông tại các cửa cống cao, rừng đầu nguồn bị phá ở miền Trung dẫn đến thời gian tập trung nước quá nhanh ở các vùng lân cận, hoặc thủy điện xả lũ... Ngoài ra còn các yếu tố bất lợi như mưa lớn kèm thủy triều dâng cao.
Ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, và nền kinh tế. Giả sử mỗi người lao động mất trung bình một giờ mỗi ngày vì ngập lụt, tính chỉ cho 30 ngày ngập/năm ở TP HCM thì thiệt hại sẽ là 1% GDP của TP HCM mỗi năm.
Đề cập đến việc này để thấy cái giá phải trả rất đắt, nếu xem nhẹ chống ngập. Vì vậy, cần có các quy định chặt chẽ hơn trong thiết kế, thẩm định, và nghiệm thu hạ tầng đô thị. Cách trị thủy truyền thống cần được áp dụng. Theo đó, kênh rạch ao hồ là những bộ phận bắt buộc phải có của một khu đô thị. Các dự án mới phải có đủ hệ thống nước mặt để tự thân chống ngập cho toàn bộ diện tích dự án.
Đối với các thành phố lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt như TP HCM, cần quy hoạch lại toàn bộ hệ thống "sông nước Sài Gòn" với quy mô và tầm nhìn dài hạn. Phương châm là tăng tỷ lệ diện tích nước mặt lên cao nhất. Tìm các vị trí thích hợp để đào mới các hồ điều tiết, kênh rạch tại TP HCM cần được cải tạo, với tiết diện ngang rộng và sâu nhất có thể và mái dốc đứng.
Tôi nghĩ nếu cần thiết có thể khôi phục các con kênh cũ đã bị lấp đi trong quá khứ như bài học ở Hàn Quốc, Tây Ban Nha... hoặc xây thêm các con sông ngầm. Khi hệ thống sông rạch đủ dày sẽ cho phép bố trí các "cống ngang" nối hệ thống hố ga với với kênh rạch gần nhất để thoát nước cho các khu vực lân cận. Ưu điểm của "cống ngang" là chiều dài thoát nước ngắn hơn rất nhiều so với cống dọc, và độ dốc thủy lực cũng cao hơn. Song song đó là việc cải tạo, duy tu, và nâng cấp hệ thống cống rãnh hiện hữu, gắn liền với các mục tiêu khác như phát triển kinh tế sông nước và tạo dựng các không gian văn hoá, cơ sở tôn giáo, bảo vệ di sản ven sông.
Tình hình ngập nghiêm trọng hiện nay không thể nào giải quyết lập tức. Nhưng nếu không có quy hoạch lớn và tầm nhìn dài hạn, vấn đề sẽ ngày một bế tắc, bài toán sẽ trở nên khó giải hơn.
Bùi Mẫn
" alt="Tư duy san phẳng"/>Trang trí trang phục là sản phẩm của nghệ thuật và kỹ thuật được thể hiện qua từng yếu tố cấu thành nên bộ trang phục, như áo, yếm, quần, dây lưng, khăn.
Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Tuyên Quang bao đời nay luôn tự hào về trang phục truyền thống của tộc người mình. Hiện nay, tại các bản làng nơi đồng bào Dao đỏ sinh sống, nhiều phụ nữ Dao vẫn tự tay làm trang phục cho mình và cho người thân trong gia đình.
Qua đó, trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục đã thực sự trở thành những thành tố quan trọng và cấu thành nên văn hóa của người Dao đỏ. Các mô-típ hoa văn được trang trí vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng.
Nghệ thuật trang trí này gắn với truyền thuyết về con long khuyển mình rồng ngũ sắc, biến thân của Bàn Hộ (tổ tiên của người Dao Đỏ) cứu nước của Bình Vương khỏi sự hủy diệt của Cao Vương. Vì vậy, trang phục cầu kỳ từ cách cắt khâu đến hoa văn, cách tạo hình và đặc biệt là màu sắc trang trí nhất thiết phải có đủ năm màu cơ bản: đỏ, trắng, vàng, xanh, chàm hoặc đen.
Cắt may, trang trí trang phục truyền thống là tiêu chí quan trọng để đánh giá tài năng, vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ. Từ khi lên mười tuổi, bé gái Dao Đỏ được các bà, các mẹ dạy cho cách kéo sợi, dệt vải, cắt may và thêu thùa. Sang tuổi 15, hầu hết họ biết tự làm cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để tham dự các ngày lễ hội, chợ phiên ở thôn bản. Để làm ra một bộ trang phục, người Dao Đỏ ở Tuyên Quang tham gia vào quá trình trồng bông, dệt vải, trồng chàm, nhuộm chàm, cắt may, trang trí…
Bông được thu hoạch vào tháng bảy, tám (Âm lịch). Quả bông được phơi sương, nắng cho nở ra rồi đem cán tách hạt và bông. Sợi bông luộc qua nước sôi cho sạch rồi đem hồ với nước cháo ngô (hoặc cháo gạo nếp, tẻ), nấu trong nửa ngày thì vớt ra đem sợi phơi khô, sau đó đánh thành con chỉ để dệt thành vải.
Để nhuộm vải, đồng bào dùng cao chàm được làm từ việc ngâm cây chàm, lọc, cho thêm vôi bột, nước tro bếp. Khi làm cao, phải thực hiện một số kiêng cữ như: Không chế biến cao chàm ở trong nhà mà phải làm trong một cái lán nhỏ cạnh nhà; không chế biến khi nhà có lợn, trâu, bò đẻ hoặc phụ nữ có thai đi qua lán. Cao chàm được hòa tan với nước đun sôi cùng lá ngải để nguội, pha thêm ít nước tro và rượu, khuấy đều. Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào nhuộm vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này tiết trời khô ráo, vải mau khô và bắt màu tốt. Trước khi nhuộm phải đem ngâm thật kỹ để hết hồ thì lúc nhuộm mới dễ bắt màu và không bị loang lổ. Khi nhuộm, tấm vải được nhấn chìm trong nước, dùng chân đạp thật kỹ để vải thấm màu chàm. Ngâm vải khoảng 1 giờ, rồi đem phơi khô. Để vải có màu chàm như ý thường phải mất 20 ngày trở lên để nhuộm và phơi khô nhiều lần....
Vải được cắt, may, khâu và được trang trí theo giới tính, độ tuổi, theo tín ngưỡng (cho thầy cúng). Người phụ nữ được tự do sáng tạo mô-típ hoa văn, cách tạo hình, màu sắc trang trí nhưng phải tuân thủ về bố cục trang trí như: Thân trước và thân sau áo dài, áo ngắn; quanh hông, từ đầu gối xuống gấu quần, mặt khăn đội đầu… trên y phục nữ và phần gấu áo, gấu quần, phần lai trước ngực trên y phục nam.
Trang phục nữ, trong đó áo dài được trang trí tập trung ở viền nẹp ngực, tà áo, đầu ống tay áo. Nẹp ngực được đáp dải vải hoa văn với hình dấu chân hổ, hình cây cỏ, sóng nước, quả thông, hoa bông, họa tiết ghép vải hình răng cưa và đính các quả bông len đỏ. Tà áo thêu hoa văn hình sóng nước, cây cỏ màu trắng, xanh, đỏ, vàng; ở nơi xẻ tà của áo đính một dải băng ngang quả bông, tua rua len, hạt cườm. Đầu ống tay áo được đáp các dải hoa văn thêu sẵn, hình cây cỏ, dấu chân hổ, răng cưa, quả trám, thập ngoặc hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Yếm được trang trí cả ở thân trước và thân sau bằng kỹ thuật thêu chỉ màu đỏ, vàng, xanh và đính hoa văn bằng bạc. Quần được thêu ở 2 ống rất tỉ mỉ với hoa văn hình vuông, chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng; bên trong các hình đó là hoa văn cây thông, quả trám, sóng nước, dấu chân hổ, con hến, dấu nhân, ông sấm to; phân cách giữa các hình là các đường chỉ thêu màu đỏ, trắng. Khăn vấn đầu được thêu hình hoa cây bông, cây vạn hoa, hình cách đoạn, vết chân hổ, chữ thập ngoặc bằng chỉ màu vàng, trắng, đỏ, xanh. Khăn đội đầu trang trí hai đầu khăn các họa tiết hoa văn hình cây cỏ, thập ngoặc, răng cưa, hoa bạc, hoa chéo. Dây lưng màu đỏ không có hoa văn.
Khăn trùm đầu cô dâu thêu nhiều loại hoa văn hình cây cỏ, cây thông, dấu chân hổ, hoa bông, hình chim… Diềm khăn đính một hàng tua rua bằng len màu đỏ, xanh, vàng che kín mặt cô dâu. Tạp dề cô dâu, mỗi cạnh được viền bằng các đường thêu hoa văn hình cây cỏ, chữ thập ngoặc; gấu thêu hoa văn hình cây bông, dấu chân hổ, thập ngoặc; trên cùng thêu hoa văn hình cây thông, hoa cây thông, gắn hoa văn hình con ngựa, người mặc váy. Khi diện y phục, phụ nữ Dao Đỏ còn đeo trang sức bằng bạc, gồm: Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xà tích.
Y phục nam nói chung giản dị về màu sắc, cách tạo hình, kiểu cách, trang trí chủ yếu trên áo và khăn đội đầu. Áo được trang trí bằng những đường viền bằng vải màu đỏ hoặc ghép vải hoa đỏ ở ống tay, quanh gấu áo, phần xẻ tà ở gấu áo. Phần lai trước ngực áo là mảnh vải hình chữ nhật được thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hoa chéo, chữ thập, dấu nhân, cây cỏ, quả thông, dấu chân hổ, hoa cây bông và các đường chỉ thêu nằm ngang, dọc bằng màu đỏ, trắng. Bên phải của nách áo được đính 5 khuy bạc nhỏ bằng hạt ngô. Khăn đội đầu trang trí giống khăn của nữ giới.
Y phục nam nữ của trẻ em được cắt khâu, trang trí như áo, quần của người lớn nhưng ít hoa văn hơn; ở gấu quần, gấu áo, cổ áo, tay áo thường viền vải màu đỏ, hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Mũ được tạo bởi 8 mảnh vải hình tam giác cân, các cạnh xiên của tam giác được đính lại với nhau thành hình chóp. Các mảnh vải thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hình cây cỏ, hoa cây thông, hoa cây bông, cây Tam Thanh, màu xanh, trắng, vàng. Chóp mũ và viền mép mũ hai bên đính một quả bông len màu đỏ, mũ trẻ em nữ đính thêm các tua rua len rủ xuống xung quanh mũ. Quai mũ làm bằng chuỗi hạt cườm màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Áo thầy cúng, viền quanh nẹp ngực là những túm len nhỏ màu đỏ hoặc can vải màu đỏ, hai thân trước và thân sau thêu kín hoa văn hình các vị thần linh, hoa mặt trời, cây tam thanh, hình người, ngựa, rồng, chim, núi. Ngày nay, áo được làm bằng vải dệt công nghiệp màu đỏ (hoặc vải dệt công nghiệp in hoa, chim công, màu đỏ), không thêu hoa văn trang trí. Mũ được làm bằng giấy bồi hoặc vải, thêu hoặc vẽ hình rồng chầu mặt trời, phượng chầu mặt trăng và các họa tiết quanh viền mũ.
Tình Lê
" alt="Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao đỏ là di sản văn hóa"/>
Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao đỏ là di sản văn hóa
Noo Phước Thịnh là khách mời cuối cùng vừa được Ngô Kiến Huy công bố ngày 2/12 trên trang cá nhân. Noo Phước Thịnh là người bạn đồng hành của Ngô Kiến Huy từ những ngày chập chững vào nghề.
Trước đó, 4 nữ khách mời được công bố tối 30/11 gồm: Đông Nhi, Sam, Ninh Dương Lan Ngọc và Hoàng Thùy Linh. Đây là những người vốn có quan hệ rất thân thiết với Ngô Kiến Huy từ lúc anh đứng trước ánh đèn sân khấu. Đông Nhi là người đầu tiên cùng Ngô Kiến Huy tạo ra những bài hát song ca lần lượt trở thành các bản hit đình đám.
![]() |
Ninh Dương Lan Ngọc, Đông Nhi, Hoàng Thùy Linh và Sam sẽ góp mặt trong liveshow của Ngô Kiến Huy. |
Đóng góp hình ảnh vô cùng lớn trong MV Giả vờ yêu của Ngô Kiến Huy - Sam cũng gắn liền với vai trò dẫn chương trình cùng chàng Bắp trong suốt chặng đường nghệ sĩ. Với Ngô Kiến Huy, Sam là một người MC đặc biệt, vì cô đã góp phần giúp anh trở thành một người nghệ sĩ tài năng.
Ninh Dương Lan Ngọc mới đây vừa cho ra mắt MV Gái già muốn lấy chồng đạt hàng triệu lượt view cũng đã lọt vào danh sách khách mời của Ngô Kiến Huy. Nữ diễn viên cũng là người đồng đội của chàng Bắp khi tham gia gameshow Chạy đi chờ chi. Cả hai đã có một màn song ca Nghi ngờ thu hút sự chú ý của khán giả hâm mộ.
Hoàng Thuỳ Linh cũng được Ngô Kiến Huy nhắc tên trong danh sách hội tụ 7 khách mời đặc biệt này. Cả hai chưa từng biểu diễn chung nhưng lại có nhiều điểm tương đồng như cùng sinh năm 1988, từng đóng phim chung, và gặp nhau trong rất nhiều show diễn sự kiện.
Khán giả không còn quá bất ngờ với sự xuất hiện của Jun Phạm trong liveshow của Ngô Kiến Huy sắp tới. Mặc dù chàng Bắp cùng Jun Phạm đã từng vào vai đôi bạn thân trong phim Cô gái đến từ hôm qua, tới bộ đôi “đẹp trai ăn hại” của Chạy đi chờ chi... Nhưng sự xuất hiện này cũng sẽ khiến cho người hâm mộ háo hức về phần song ca của bộ đôi Thỏ trắng và Thỏ đen.
Đáng tiếc cho sự kiện của Ngô Kiến Huy thiếu đi sự có mặt của Miu Lê – người gắn bó với sự nghiệp điện ảnh của anh, cho dù đã công bố là khách mời tham dự trước đó. Ở "phút thứ 90", nam nghệ sĩ đã thông báo về sự cố này, nhưng vẫn hân hoan công bố cho khán giả về dàn khách mời mình đã lựa chọn.
Nối tiếp sự thành công của liveshow "Chạm tay vào điều ước", năm nay, chàng Bắp chọn đặt tên cho sự kiện là Truyền thái y. Bởi lẽ, ca khúc này đã giúp nam ca sĩ có được gần 50 triệu lượt xem. Không những thế bản hit còn tạo được những viral mạnh mẽ trong vài tháng qua. Tuy nhiên điểm đáng chú ý hơn là dàn khách mời được anh chàng mời tới biểu diễn.
Mời quý vị xem clip tại đây:
Quang Linh
Chia tay Khổng Tú Quỳnh, Ngô Kiến Huy liên tiếp vướng tin đồn hẹn hò, thậm chí còn bị nghi ngờ sắp làm đám cưới.
" alt="Liveshow Ngô Kiến Huy quy tụ dàn sao đình đám của showbiz Việt"/>Liveshow Ngô Kiến Huy quy tụ dàn sao đình đám của showbiz Việt